Kháng insulin: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Kháng insulin là tình trạng các tế bào ngừng phản ứng với insulin

7 sự thật đáng sợ bạn nên biết về bệnh đái tháo đường

Tại sao người bị đái tháo đường nên đi bơi nhiều hơn?

Khoai lang có thể giúp ích cho bệnh nhân đái tháo đường

9 thói quen xấu ảnh hưởng tới việc kiểm soát đái tháo đường type 2

Kháng insulin là gì?

Trong một số trường hợp, các tế bào ngừng phản ứng hoặc không phản ứng hiệu quả với insulin. Nói cách khác, các tế bào này bị “trơ”, kháng insulin. Để chống lại tình trạng này, tuyến tụy sẽ bắt đầu tăng cường sản xuất thêm insulin, làm tăng cao nồng độ insulin trong máu.

Theo thời gian, tình trạng này có thể xấu đi và cơ thể sẽ bị kháng insulin, khiến cả nồng độ insulin và nồng độ đường huyết đều tăng đột biến. Các tế bào tuyến tụy do hoạt động quá nhiều sẽ có thể bị tổn thương và bắt đầu sản sinh ít insulin hơn. Điều này có thể khiến đường huyết tăng cao, về lâu dài sẽ khiến bạn bị bệnh đái tháo đường type 2. Đây là lý do tại sao kháng insulin là nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường type 2.

Các dấu hiệu kháng insulin

Hay mệt mỏi, hay cảm thấy đói... có thể cảnh báo tình trạng kháng insulin

Thông thường, nếu kháng insulin không tiến triển thành bệnh đái tháo đường, cơ thể sẽ không xuất hiện triệu chứng nào đặc biệt. Chỉ khi kháng insulin đạt tới giai đoạn tiến triển, khiến đường huyết tăng cao, người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như: Mệt mỏi, hay cảm thấy đói, khó tập trung, tích mỡ bụng, cholesterol cao, tăng huyết áp…

Khi kháng insulin trở thành tiền đái tháo đường hoặc bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2.

Nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng kháng insulin vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã chỉ ra những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ bị kháng insulin cao:

- Những người béo phì hoặc thừa cân.

- Những người có chế độ ăn nhiều carbohydrate và đường.

- Những người có lối sống ít vận động.

Người có lối sống ít vận động có nguy cơ cao bị kháng insulin

- Những người bổ sung nhiều steroid.

- Người mắc hội chứng chuyển hóa.

- Phụ nữ mang thai.

- Người già.

- Những người bị ngưng thở khi ngủ.

- Những người hút thuốc lá.

- Những người bị căng thẳng mạn tính.

- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, những người có hàm lượng cholesterol cao, người có lượng mỡ cao trong gan và tuyến tụy, người hay bị viêm nhiễm cũng có nguy cơ cao bị kháng insulin.

Làm thế nào để ngăn ngừa hoặc đảo ngược tình trạng kháng insulin?

Tin tốt là bạn có thể giảm và đảo ngược tình trạng kháng insulin bằng cách thay đổi một số thói quen sống đơn giản để giảm nhu cầu insulin trong cơ thể:

- Chuyển sang chế độ ăn ít carbohydrate và đường, ví dụ như chế độ ăn ketogenic.

- Ăn ít calorie.

- Giảm cân nhưng không nhịn ăn.

- Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên.

- Bỏ thuốc lá.

- Ngủ đủ giấc.

- Tích cực hiến máu (nếu đủ điều kiện).

Vi Bùi H+ (Theo Doctor.ndtv)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

7 sự thật đáng sợ bạn nên biết về bệnh đái tháo đường - Ảnh 8

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết